Phim bộChuyện cổ tích Việt Nam- Minh chứng cho đời sống phong phú

Chuyện cổ tích Việt Nam- Minh chứng cho đời sống phong phú

Trong nhân gian có hàng trăm hàng ngàn những câu truyện cổ tích được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Những câu chuyện cổ tích Việt Nam luôn là thế giới đầy màu sắc được nhiều thế hệ các bạn nhỏ yêu thích. Vậy những câu chuyện này có nguồn gốc từ đâu?

Chuyện cổ tích Việt Nam bắt nguồn từ đâu?

Khi nhắc đến câu chuyện cổ tích chắc hẳn bạn chỉ được nghe thấy qua sách vở, những câu chuyện truyền miệng được kể lại từ thời ông bà. Kho tàng truyện dân gian đa dạng không chỉ là minh chứng cho đời sống tinh thần phong phú, nhiều người còn cho rằng có những câu chuyện hoàn toàn dựa trên những yếu tố có thật để xây dựng thành.

Nếu muốn đi tìm hiểu về sự phát triển của truyện cổ tích cũng như nguồn gốc ra đời của những câu truyện cổ tích. Đây là hành trình khá dài và nguồn gốc ra đời của chúng cũng không được xác định cụ thể.

Chuyện cổ tích phản ánh cuộc sống con người xưa

Ngay từ thời xa xưa ông cha ta đã có khát vọng chinh phục thiên nhiên, xây dựng tình đoàn kết, răn đe con cháu trong việc học hỏi và làm theo những điều tốt. Ý tưởng truyền dạy qua các câu chuyện không chỉ dễ dàng được con người tiếp nhận mà chúng cũng dễ dàng lưu truyền qua nhiều thế hệ hơn.

Có thể thấy thấy được hầu hết những câu chuyện cổ tích đều có sự phản ánh về cuộc sống của con người, ý chí quyết tâm bảo vệ cái tốt, điều tốt sẽ được phát huy những điều xấu xa sẽ bị loại trừ. Không chỉ phong phú về đời sống tinh thần, trí thức truyền dạy qua những câu chuyện cổ tích cũng rất cao. Nhất là với những câu chuyện cổ tích Việt Nam thì lại càng thể hiện rõ được điều này.

chuyện cổ tích Việt Nam xuất hiện từ bao đời nay
chuyện cổ tích Việt Nam xuất hiện từ bao đời nay

Những câu chuyện cổ tích Việt Nam xuất hiện khi nào?

Ai cũng biết rằng truyện cổ tích đã có từ thời xa xưa, tuy nhiên mốc thời gian thì sẽ khó lòng để có thể xác định được chính xác. Nhiều ý kiến cho rằng những câu chuyện cổ tích dân gian đã xuất hiện từ thời kỳ nguyên thủy.

Dù ngôn ngữ của con người chưa được hình thành và phát triển như bây giờ. Nhưng tổ tiên của chúng ta đã có những cách truyền đạt lại những câu chuyện thông qua các biểu tượng, hình vẽ trong các hang đá mà con người đã khám phá ra.

Ở Việt Nam mỗi giai đoạn thời kỳ xã hội khác nhau sẽ là nguồn cảm hứng để những câu chuyện cổ tích ra đời. Chúng không chỉ mang ý nghĩa gì với việc xây dựng đời sống con người mà còn là công cụ để truyền dạy kiến thức là nơi để con người có thể thỏa chí sáng tạo mà không cần phải lo lắng đến khuôn pháp xã hội. Đây cũng chính là lý do mà tại sao xuất hiện yếu tố đặc biệt, không có thật.

Việc kho tàng những câu chuyện dân gian được phát triển theo năm tháng và qua từng thế hệ. Chính vì vậy để có thể xác định rõ thời điểm và nguồn gốc ra đời của những câu chuyện cổ tích là điều không thể. 

Cổ tích Việt Nam có nổi tiếng không?

Tại Việt Nam những câu chuyện cổ tích dân gian luôn nhận được nhiều sự quan tâm. Có những câu chuyện được gối đầu giường và được các mẹ các bà để lại cho con cháu tìm hiểu và học hỏi. Nhưng đó không phải là lý do chính mà những câu chuyện cổ tích Việt Nam lại trở nên nổi tiếng và nhận được sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp người dân.

Xuyên suốt chiều dài lịch sử cùng với sự phát triển của xã hội và con người. Bạn có thắc mắc đâu là những lý do giúp cho các câu chuyện được lan truyền rộng rãi và được nhiều người biết đến hay không? Câu trả lời sẽ nằm trong những nội dung được nhắc đến dưới đây:

  • Hình thức truyền miệng đã giúp cho những câu chuyện cổ tích của nước ta có thể dễ dàng truyền bá tới nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội
  • Nội dung và sự răn dạy cũng như các kiến thức trong cổ tích Việt Nam được đúc kết lại đúng với mọi hoàn cảnh trong đời sống xã hội nên được tin tưởng
  • Con người tận dụng những bài học trong các câu chuyện cổ tích để răn dạy thế hệ trẻ thông qua giáo dục. Chính vì vậy những câu chuyện cổ tích lại càng nhận được sự chú ý
  • Ngày nay sự phổ biến của các diễn đàn mạng xã hội đã giúp cho sự chia sẻ những câu chuyện trở nên dễ dàng và gần gũi hơn. Con người có thể dễ dàng tìm đọc những câu chuyện cổ tích và tìm hiểu những nội dung liên quan…

Sự phổ biến của những câu chuyện cổ tích Việt Nam như thế nào?
Sự phổ biến của những câu chuyện cổ tích Việt Nam như thế nào?

Đối tượng mà chuyện cổ tích Việt Nam hướng đến

Từ bao đời nay những câu chuyện cổ tích với đủ các thể loại đã đồng hành với biết bao thế hệ người con Việt Nam. Từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành và từ lúc có gia đình cũng không thể phủ nhận vai trò và giá trị của các câu chuyện trong hành trình trưởng thành của con người.

Kho tàng chuyện cổ tích Việt Nam là đa dạng và vô vàn những màu truyện ngắn dài khác nhau được chuyển lại. Từ những triết lý nhân sinh cho đến những câu chuyện cười hóm hỉnh đều được thể hiện vô cùng giản dị mộc mạc qua những tình tiết có trong các câu chuyện cổ tích.

Chính vì vậy có thể nhận thấy được rằng cổ tích Việt Nam không hướng tới một đối tượng nào cụ thể mà chúng được phân chia thành những nội dung câu chuyện phù hợp với từng lứa tuổi. Tuy nhiên đối với thế hệ trẻ thì những câu chuyện này có vai trò vô cùng tích cực trong việc hình thành và phát triển thế giới quan tích cực và tốt đẹp hơn.

Vì chúng gắn liền với tuổi thơ, lớn lên cùng những ước mơ của tuổi trẻ. Những câu chuyện cổ tích như những người bạn tri thức đầu đời góp phần răn dạy thái độ và cách sống của trẻ em. Luôn chỉ dạy về cái hay cái tốt bài trừ cái xấu tệ nạn xã hội do đó chuyện cổ tích là một phần không thể thiếu cho sự phát triển của con người dù là thời xưa hay thời nay.

Đối tượng chuyện cổ tích Việt Nam hướng tới là thế hệ trẻ
Đối tượng chuyện cổ tích Việt Nam hướng tới là thế hệ trẻ

Giá trị tinh thần của chuyện cổ tích việt nam

Từ những câu truyện dân gian, được truyền lại qua nhiều thế hệ người Việt chúng ta có thể dễ dàng thấy được những tư tưởng, quan điểm sống, những triết lý xã hội, những mong muốn ao ước của người xưa không chỉ dành cho những thế hệ sau mà còn thể hiện những mong muốn đối với tự nhiên, thể hiện các mối quan hệ trong xã hội. Chính vì vậy giá trị tinh thần của những câu chuyện cổ tích Việt Nam là vô cùng to lớn đối với đời sống con người.

Nội dung các câu truyện cổ tích giáo dục con người

Chúng ta có thể dễ dàng thấy được hầu hết những câu chuyện cổ tích được trải nghiệm đều mang ý nghĩa ác giả ác báo. Con người làm việc thiện sẽ có kết cục tốt đẹp được thần, người giúp đỡ. Họ sẽ luôn thành công và có cuộc sống viên mãn.

Còn đối với những người ác trong các câu chuyện cổ tích sẽ dễ dàng thấy được kết cục. Làm việc gì xấu cũng sẽ bị xử lý và phải trả giá. Đây chính là hệ thống tư tưởng quan điểm về số phận và giá trị của con người được thể hiện thông qua các câu chuyện cổ tích. 

Từ đó muốn nhắn nhủ tới các thế hệ sau, giáo dục con người trẻ hướng tới hành vi đạo đức chuẩn mực của xã hội. Luôn ngoan ngoãn hiếu thảo kính trên nhường dưới và có lối sống lành mạnh. Có như vậy mới gặt hái được những thành công và được đền đáp những cố gắng.

Mang đến những nội dung đa dạng, phong phú
Mang đến những nội dung đa dạng, phong phú

Giúp thế trẻ hình thành cái nhìn tích cực trong các mối quan hệ

Trong cuộc sống thường ngày con người sẽ có rất nhiều mối quan hệ khác nhau. Đâu có thể là những mối quan hệ giữa con người với con người trong gia đình, con người với con người ngoài xã hội. Hầu hết những mối quan hệ tình cảm trong gia đình được nhắc đến nhiều trong các câu chuyện cổ tích. Không chỉ đề cập đến ở các khía cạnh tốt đẹp mà còn có cả những khía cạnh chân thực của cuộc sống.

Những nội dung xoay quanh vấn đề gì chữ hiếu, biết ơn, giúp đỡ người khác. Muốn giới trẻ hiểu được lễ nghĩa, sống có hiếu và biết ơn, phụng dưỡng cha mẹ khi về già đây chính là giá trị tinh thần, hướng tới việc giáo dục tấm lòng hiếu thảo dành cho những bạn trẻ ở mọi thế hệ. Cần phải ghi nhớ công ơn đối với người đã sinh thành và dưỡng dục mình khôn lớn.

Không chỉ trong gia đình mà cần phải sống tình nghĩa, đối xử tốt với những người đã yêu thương, giúp đỡ mình. Đồng thời mang đến những bài học sâu sắc, những cái nhìn chân thực về đạo làm người để giới trẻ có được định hướng chính xác hơn.

Giáo dục thế hệ trẻ nâng cao trí thức ham học hỏi

Không chỉ có những nội dung rèn dũa về tư duy của con người. chuyện cổ tích Việt Nam đóng một vai trò rất lớn đối với việc định hướng thế hệ trẻ trong việc rèn luyện bản thân, khuyên người khác sống chính nghĩa lạc quan, có trước có sau, không ngừng học hỏi để phát triển bản thân, yêu lao động đóng góp cho xã hội.

Học tập, trau dồi kiến thức kinh nghiệm, rèn luyện tiếp thu những tri thức mới. Nhờ có tình yêu với lao động mà con người có thể vượt qua tất cả, chiến thắng cái ác chứng minh được sức mạnh của bản thân. Đây cũng chính là một trong số những giá trị quan trọng mà các câu chuyện cổ tích muốn truyền đạt tới con người.

Đề cao lễ nghĩa giáo dục con người 
Đề cao lễ nghĩa giáo dục con người

Gợi ý một số chuyện cổ tích Việt Nam hay

Trong kho tàng truyện cổ tích của nước ta, có rất nhiều những câu chuyện được phân chia với những nội dung khác nhau. Chúng được kể lại một cách sinh động và hấp dẫn nên dù lớn hay nhỏ cũng đều yêu thích. Một vài ví dụ về các câu chuyện cổ tích nổi bật của nước ta như:

  • Câu chuyện về mối quan hệ trong gia đình: sự tích cái khăn tang, tiếc gà chôn mẹ, cây khế, sự tích châu câu, sọ dừa,…
  • Những câu chuyện cổ tích Việt Nam đề cao tinh thần yêu nước: Thánh Gióng, con rồng cháu tiên, Yết Kiêu Sơn tinh thủy tinh,….
  • Những câu chuyện khuyên răn phải sống chân thực, nhân hậu, chăm chỉ: Thạch Sanh, cây khế, sự tích con khỉ, tình cảm, sự tích dưa hấu, bánh chưng bánh dày, Sọ dừa 

Kết luận 

Nói chung kho tàng chuyện cổ tích Việt Nam là muôn hình vạn trạng. Không chỉ mang nhiều nét ý nghĩa khác nhau mà chúng còn có giá trị nhân văn to lớn chính vì vậy hãy tiếp tục phát huy truyền thống và lan tỏa những ý nghĩa tích cực tới các thế sau.

Xem Nhiều Nhất